Tất cả nhưng điều cần biết về "Đau khớp gối"

Ngày đăng:24/02/2020
Bình luận: Array

Đau trong hoặc xung quanh đầu gối có thể là dấu hiệu của một tình trạng ảnh hưởng đến khớp gối hoặc mô mềm xung quanh đầu gối. Trong một số trường hợp, đây là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm như: thoái hóa khớp gối, viêm xương khớp… Đặc biệt đau khớp gối ở người trẻ tuổi (ngoài 30 tuổi) đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây là tình trạng đáng báo động, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc của người trẻ

 

Trước khi tìm hiểu nguyên nhân đau khớp gối, chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm của khớp gối như sau:

1. Đặc điểm của khớp gối: 

Khớp gối là khớp lớn và phức tạp nhất của cơ thể. Gối là chỗ nối xương đùi với xương chày, xương mác (nhỏ hơn và song song với xương chày) xương bánh chè, sụn chêm bên và giữa (giúp chống shock giữa xương đùi và chày): tạo nên khớp gối.

- Các xương của khớp gối nối với nhau nhờ: dây chằng giữa, dây chằng chéo (trước – giữa – sau). Hệ dây chằng chắc giúp khớp gối khỏe. 

- Gân (nối xương khớp gối vào các cơ chân), giúp vận động khớp gối.


Cấu tạo khớp gối

(Nguồn: Internet)

2. Tại sao đau khớp gối:

Khớp gối đau khi có tổn thương các bộ phận (kể trên) của khớp, nguyên nhân thường gặp:

- Viêm do vi trùng hay phản ứng miễn dịch: viêm khớp dạng thấp, thấp khớp cấp, viêm khớp phản ứng,

- Thoái hóa (tuổi cao, chất độc hại),

- Chấn thương,

- Gout hoặc giả Gout (pseudo gout): do lắng đọng tinh thể pyrophosphate calcium trong khớp…

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

Các giai đoạn thoái hóa khớp gối

3. Những thói quen xấu ảnh hưởng khớp gối:

- Nghiện thuốc lá, uống nhiều rượu bia,

- Ăn nhiều thịt đỏ, nhiều đường; ít ăn rau, uống không đủ nước,

- Thiếu vận động hoặc tập thể dục, thể thao không đúng,

- Giày (dép) có đế quá cứng, kích cỡ không phù hợp,


4. Các biện pháp bảo vệ khớp gối:

- Kiểm soát cân nặng: tránh thừa cân – béo phì,

- Giữ sức khỏe bàn chân: nếu có bệnh gây đau bàn chân (viêm gan bàn chân, nốt chai, tổn thương…)phải chữa trị. Vì do đau bàn chân nên khi đi lại, trọng lượng đặt không đều lên 2 gối sẽ gây đau, thậm chí đau thắt lưng.

- Giữ gối ấm: tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột, xoa bóp nhẹ nhàng quanh khớp,

- Tập thể dục vừa sức đều đặn, nhằm cải thiện tuần hoàn máu nuôi dưỡng khớp và tăng độ chắc bền của dây chằng và gân – cơ.

 

5. Cách giảm đau khớp gối không dùng thuốc

Chúng ta nên biết khi khớp gối bị đau cấp (sưng nóng đỏ và đau), đây là lúc cần thuốc Tân dược, kháng viêm giảm đau: kháng viêm không steroid (NSAIDs, không dùng khi có chống chỉ định) hay giảm đau đơn thuần (nhóm acetaminophen)…sau đợt cấp, vai trò của thuốc Tân dược không còn nữa. Thay vào đó, liệu pháp tự nhiên sẽ đóng vai trò chủ lực. Những chất sau đây cần để tái tạo, hàn gắn những tổn thương do quá trình bệnh lý (viêm, chấn thương, quá tải…) gây ra, nên bổ sung để bảo vệ và tăng độ chắc khỏe cho khớp.

Collagen type I, II, III có nguồn gốc tổng hợp hoặc từ xương, sụn, da của động vật (gia cầm, gia súc, cá…). Chất collagen là thành phần không thể thiếu trong các bộ phận của xương – khớp, hệ cơ bắp. Collagen dễ bị thiếu do bệnh, tuổi cao, thiếu dinh dưỡng… xem thêm tại sản phẩm LANUI Joints



Antioxidant: chống gốc tự do gây tổn thương các tế bào của cơ thể.Omega-3 có trong nhiều loại cá, có tác dụng các chất hiện diện trong phả ứng viêm như: Interleukin-6, CRP; Tumeric (có trong củ Nghệ) giúp giảm đau, chống viêm.

Vitamin D, C, E, A, K2 (MK7), chất Calcium, Phosphorus…có trong nhiều loại rau màu đậm, trái Bơ, các loại hạt, khoai lang…

Chất xơ tan và không tan: giúp hạn chế hấp thu chất mỡ (kiểm soát cân nặng), bảo vệ nguồn men trong cơ thể, thải độc.

Proteoglycans: hình thành do chất đường (glucose) kết hợp với đạm (protein), là thành phần của sụn khớp (cartilage, làm chất đệm, giảm shock cho khớp). Trên thị trường có nhiều chế phẩm có glucosamine và chondroitin sulfate.

- Một số dược liệu, bài thuốc đông y phù hợp với từng người và giai đoạn bệnh.

Bên cạnh sử dụng các sản phẩm hỗ trợ, người bệnh cũng cần lưu ý chế độ ăn uống để đạt hiệu quả cao trong quá trình điều trị.

*Nên tránh:

thực phẩm kiêng ăn khi bị đau khớp gối

- Thức ăn quá nhiều muối: gây mất calcium từ xương nên loãng xương, muối gây tăng phản ứng viêm,

- Thức ăn gây tăng acid uric máu (thịt đỏ, ngũ tạng, nghêu sò, rượu). Một số trường hợp ăn cà chua bị khởi phát cơn Gout cấp.

- Chế phẩm từ sữa: sữa, yogurt, cheese, cream lạnh. Các loại này chứa loại protein kích thích mô khớp gây viêm và đau.

- Thức ăn chế biến sẵn và chiên xào: chứa nhiều chất béo chuyển dạng (trans-fat) nhưng ít omega-3 nên thúc đẩy quá trình viêm, sưng và đau.

- Thực phẩm có nhiều đường: đường kết hợp với protein sinh ra AGEs (advanced glycation end products), tăng oxide hóa và tổn thương tế bào của tổ chức khớp. 


*Nên ăn:

- Tăng cường rau, củ, trái cây, các loại hạt: yêu cầu tươi, mới, đa dạng màu sắc. Nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất (Ca, Phosphorus) và nguyên tố vi lượng (Zn, Mg, Fe…),

- Không chế biến thức ăn quá cầu kỳ: giảm dầu béo, gia vị, giảm muối, giảm đường.

 

 

Viết bình luận