PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ HUYẾT ÁP THẤP VÀ CÁCH XỬ LÝ

Ngày đăng:01/04/2019
Bình luận: Array

Chóng mặt, choáng váng hay hoa mắt, hoặc ngất, mất tập trung, nôn, sợ lạnh, vã mồ hôi, da nhợt, mệt mỏi, trầm cảm, khát nước… là biểu hiện huyết áp thấp. Huyết áp thấp có nguy hiểm không? phải làm gì khi bị huyết áp thấp

Bs. Trần Văn Năm

  1. Khi nào gọi là huyết áp thấp:

Gọi là huyết áp thấp khi đo huyết áp đúng kỹ thuật và ghi nhận số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, số huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg. Huyết áp thấp có thể là chứng hay bệnh. Huyết áp thấp có thể không có triệu chứng hoặc có thể có các biểu hiện sau:

  1. Biểu hiện huyết áp thấp: 

Chóng mặt, choáng váng hay hoa mắt, hoặc ngất, mất tập trung, nôn, sợ lạnh, vã mồ hôi, da nhợt, mệt mỏi, trầm cảm, khát nước…

  1. Nguyên nhân gây huyết áp thấp

Có thai: nhu cầu tuần hoàn máu tăng, nên huyết áp có xu hướng giảm. Huyết áp sẽ ổn định lại sau sinh.

Các bệnh tim mạch gây HAT: nhịp tim chậm, bệnh van tim, bệnh động vành, suy tim.

Bệnh hệ nội tiết: bệnh của tuyến giáp hoặc tuyến cận giáp, suy tuyến thượng thận (bệnh Addison), hạ đường huyết, một, bệnh đái tháo đường có tổn thương hệ thần kinh thực vật (đặc biệt hạ huyết áp tư thế).

Mất nước: do sốt, nôn, tiêu chảy, dùng thuốc lợi tiểu quá liều, tập thể quá sức. Nặng hơn nữa có thể gây shock giảm thể tích, do giảm tuần hoàn máu nên cơ thể thiếu oxygen (tình huống nguy hiểm cần cấp cứu kịp thời).

Mất máu: do chảy máu trong hoặc chảy máu ngoài, tình huống cấp cứu.

Nhiễm trùng huyết (septicemia).

Shock phản vệ (thuốc, côn trùng đốt…),

Thiếu dinh dưỡng, thiếu máu.

  1. Một số thuốc có thể gây huyết áp thấp:

Thuốc lợi tiểu, thuốc hạ áp (ức chế alpha, ức chế beta, ức chế calcium, ức chế men chuyển),

Thuốc chống Parkinson (levodopa),

Thuốc chống trầm cảm,

Thuốc chống rối loạn dương cương (vigra), đặc biệt khi kết hợp với nitroglycerin.

  1. Phân loại huyết áp thấp

Hạ huyết áp tư thế đứng (orthostatic, hay postural hypotension): hạ huyết áp khi đổi từ tư thế nằm sang ngồi hoặc ngồi sang đứng, đặc biệt ở người có dùng thuốc trị bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, vừa phục hồi sau một bệnh nặng, trúng nắng – nóng, suy tĩnh mạch, 20% người sau 65 tuổi: chóng mặt, đau đầu nhẹ, hoa mắt, xỉu.

Hạ huyết áp sau ăn (postpradial hyotension):

  • Người cao tuổi, do cơ thể mất đáp ứng co mạch, tăng nhịp tim để giữ huyết áp không bị tụt.
  • Người bệnh tăng huyết áp kèm rối loạn thần kinh thực vật như trong bệnh Parkinson (cần giảm liều thuốc hạ áp, chia nhỏ bữa ăn, hạn chế lượng lớn carbohydrate.

Huyết áp thấp do tín hiệu ở não sai lầm (HAT do trung gian thần kinh) thường xảy ra ở người trẻ do có sự thông tin nhằm giữa tim và não.

Huyết áp thấp do tổn thương hệ thống thần kinh (teo đa hệ thống với HAT tư thế) còn gọi là h/c Shy – dragger, bệnh hiếm do tổn thương hệ thần kinh thực vật, kết hợp run cơ, động tác chậm chạp, rối loạn đồng vận và ngôn ngữ với đặc điểm chính là hạ huyết áp tư thế nặng kèm tăng huyết áp rất cao khi ở tư thế nằm.

  1. Đối tượng có nguy bị huyết áp thấp

Tuổi cao (trên 65 tuổi), ở người trẻ tuổi hoặc trẻ em hiếm gặp có thể do sự rối loạn thông tin giữa não và tim.

Thuốc uống trị bệnh,

Người bệnh Parkinson, đái tháo đường,…

  1. Chẩn đoán huyết áp thấp:

Đo huyết áp tư thế nằm, ngồi, đứng.

Xét nghiệm máu: công thức máu, đường máu,…

Đo điện tâm đồ, siêu âm tim, stress test,

Nghiệm pháp Valsalva, nghiệm pháp bàn nghiêng,

 

(Xem cách xử lý ở phần 2)

Viết bình luận