KHỎE MẠNH HỆ TIÊU HÓA BẰNG BÀI THỞ THÓT BỤNG XOA BÓP NỘI TẠNG

Ngày đăng:30/01/2019
Bình luận: Array

Tạo hoá đã ban cho con người hệ hô hấp để thực hiện động tác “xoa bóp” các nội tạng của mình. Thật vậy, mỗi động tác hít vào và thở ra có tác động đến huyết động và sự trao đổi chất tại mỗi tế bào và nếu tập thở đúng lợi ích cho thể càng cao. Bên cạnh động tác thở 4 thời đã trình bày trước đây, một động tác thở khác rất cần thiết để tập luyện: “Thót bụng

BS. Trần Văn Năm

Phép thở đúng sẽ giúp cơ thể lấy nhiều khí oxy và thở ra, đẩy lùi các ám khí, thanh lọc cơ thể. Điều đó cũng có nghĩa chúng ta đưa khí oxy vào cơ thể nhiều hơn giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu giúp nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể phòng và trị nhiều bệnh như

- Bệnh liên quan đến tiêu hóa

- Bệnh trĩ,

- Suy tĩnh mạch chi dưới,

- Thoát vị bẹn,

- Tình trạng giảm trương lực cơ sàn – chậu (tiểu gấp, tiểu không kiểm soát) đặc biệt phụ nữ sau tuổi mãn kinh.

Làm thế nào để thở đúng phòng và trị bệnh?

Hôm nay LANUI sẽ chia sẻ với bạn một phương pháp thở "Thót Bụng" rất nổi tiêng trong yoga giúp xoa bóp nội tạng, tăng cường nuôi dưỡng do thúc đẩy sự tuần hoàn của máu, dịch thể trong mỗi cơ quan và như thế chức năng hoạt động toàn cơ thể sẽ được duy trì ổn định.

Động tác thót bụng (to flatten belly):

Như tên gọi, động tác này yêu cầu chúng ta thở làm cho bụng lõm xuống càng sâu càng tốt. Cơ chế của ổ bụng lõm xuống là do áp suất trong ổ bụng và lồng ngực rất thấp và thấp hơn áp suất bên ngoài lồng ngực (ngược lại với nghiệm pháp Valsalva, thường dùng hỗ trợ khi siêu âm hệ tĩnh mạch chi dưới…). Cách thực hiện có 4 giai đoạn:

- Thở ra: thật sâu (cho lượng khí cặn trong phổi còn rất thấp) và nín thở lại (đóng thanh quản, hoặc dùng 2 ngón tay số 1 và 2 bịt mũi, miệng ngậm kín).

 

- Thót bụng: bằng cách thực hiện động tác hít mạnh vào nhưng thực sự không có không khí vào phổi, thao tác này gây cho lồng ngực căng phồng, trong khi ổ bụng và hố trên xương đòn lõm sâu xuống, kết hợp co các cơ vùng sàn chậu. Giữ trang thái này trong 5 đến 10 giây.

 

- Thở vào (bỏ tay, không bịt mũi nữa) hít vào sâu. Nếu thực hiện đúng chúng ta sẽ phải hít vào, vì cơ thể đang thiếu oxy.

 

- Hít vào và thở ra bình thường trong một vài phút, sau đó lại thực hiện lần thở thót bụng tiếp theo.

Lưu ý cách thở, tránh thở sai

Thở đúng rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải thở như thế nào cũng tốt, bạn đọc nên đọc các lưu ý dưới đây để tránh các vấn đề cho sức khỏe nếu thở sai

Khi hít sâu cơ thể nhận được một lượng lớn dưỡng khí (y học Ấn Độ gọi là prana) rất tốt cho cơ thể. Sau đó người tập không nên thở ra ngay mà nên giữ hơi theo sức của mỗi người, để tăng thời gian hấp thu dưỡng khí vào máu, rồi theo hệ tuần hoàn đến tất cả các cơ quan trong cơ thể từ các nội tạng đến các tuyến nội tiết, tế bào, giúp bảo đảm chức năng các nội tạng, tuyến nội tiết.

Lúc giữ hơi, người tập phải giữ nguyên lồng ngực nở lớn, mở thanh quản bằng cách liên tục hít vào, cơ hoành vẫn hạ xuống thì áp lực ở trong phổi, trong lồng ngực vẫn âm, máu vẫn lưu thông tốt mà không làm tăng áp lực ngoại vi.

Không nín hơi, nén hơi

Nín thở, nén hơi nghĩa là người tập sau khi hít vào, đóng thanh quản, nín hơi, lồng ngực hạ xuống khiến áp suất trong lồng ngực tăng lên, máu về tim phổi khó khăn, ứ ra ngoại biên, làm tăng áp lực mạch máu não, nếu bệnh nhân có sẵn bệnh tăng huyết áp hoặc xơ vữa động mạch cảnh thì rất dễ vỡ gây tai biến.

Tương tự như mọi phương pháp tập luyện khác, để có được kết quả như mong muốn, đòi hỏi người tập phải kiên trì và thực hiện đều đặn thường xuyên.

Ngoài ra nếu bạn đang bị các vấn đề hệ tiêu hóa cấp như đầy bụng, ợ hơi, khó tiêu..., bạn có thể tập các động tác dễ dàng sau nhé:

1. Bài tập Yoga tư thế cây cầu giúp co rút cơ quan tiêu hóa

 

2. Động tác xả khí (Ardha Pawmuktasana)

 

Chẳng cần giải thích nhiều hơn cho tên của tư thế này – Pawan (khí/hơi) Mukta (xả/thải ra) để phát hiện lợi ích chữa trị của nó. Tư thế này ép các ruột kết lên vùng bên phải và các ruột kết xuống lên vùng bên trái, kích thích thần kinh giúp thải khí đầy hơi.

Đầu tiên, ôm gối phải về phía bên phải của lồng ngực. Duỗi thẳng chân trái trên sàn khi bạn ôm hai tay quanh cẳng chân phải để kéo nó gần xuống sàn. Giữ trong 1 hoặc 2 phút. Lặp lại cho bên
còn lại.

3. Động tác nằm ngửa vặn người (Supta Matsyendrasana)

 

Từ tư thế xả khí, kéo chân phải sang trái, duỗi tay phải thẳng ra bên phải. Dùng tay trái để nhẹ nhàng đẩy gối phải xuống sàn hoặc lấy tay trái đặt lên chân phải và duỗi chân còn lại thẳng ra. Duỗi càng lâu càng tốt miễn là bạn cảm thấy thoải mái.

 

Viết bình luận